Hotline 0986266116
Menu

Cách sử dụng dụng cụ uống thuốc cho bé để không bị sặc

Dụng cụ uống thuốc cho bé được rất nhiều mẹ áp dụng hiện nay với hy vọng việc cho trẻ uống thuốc không trở thành nỗi ám ảnh. Vì thế, hãy tham khảo bài viết này để biết cách sử dụng cụ uống thuốc cho bé nhé!

Có nên sử dụng dụng cụ uống thuốc cho bé không?

Hầu hết bất kỳ đứa trẻ nào cũng cảm thấy sợ hãi khi uống thuốc. Do đó các mẹ sẽ khó tránh khỏi tình trạng khóc lóc, quấy đạp, hất đổ hay thậm chí trẻ còn nôn trở thuốc ra ngoài.

Với sự hỗ trợ của dụng cụ uống thuốc thì vấn đề này sẽ trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên có một số các ý kiến cho rằng bé uống thuốc bằng các dụng cụ cũng có những hạn chế nhất định. Nhất là khi các dụng cụ này làm bé bị sặc và bị ngạt khi uống thuốc.

Vậy thực chất việc này có có nguy hiểm hay không nó còn phụ thuộc vào cách sử dụng các dụng cụ này. Trẻ bị sặc thuốc khi uống bằng xi lanh, thìa là do bố mẹ đã bơm một lượng thuốc quá lớn vào môt lúc hoặc do bé đang khóc mà vẫn phải tiếp tục uống thuốc.

Ngoài ra việc vệ sinh dụng cụ không sạch sẽ dẫn đến các vi trùng có hại xâm nhập và sinh sôi cũng sẽ gây nguy hiểm cho bé. Vì thế mà mỗi làn cho bé uống thuốc thì điều quan trọng nhất là mẹ nên lưu ý kiểm soát lượng thuốc vào miệng trẻ và chọn đúng loại dụng cụ, sử dụng đúng cách và vệ sinh hợp lý.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc thuốc

Dù cho bé uống thuốc theo cách thông thường hay sử dụng dụng cụ uống thuốc thì cũng không tránh được những lần bị sặc hay bị nghẹn. Nếu không may bé bị sặc thuốc hay sửa thì mẹ hãy cứ để bé khóc thật to và theo dõi các biểu hiện của bé. Nếu bé khóc không thành tiếng, tái mặt đi thì bé đang bị nghẹn thuốc ở khí quản và mẹ cần thực hiện các bước sau:

- Nghiêng người về phía trước, vỗ lưng cho bé uống thuốc để không bị tràn vào khí quản. Cha mẹ cần phải để bé cúi 60 độ, nằm sấp trên tay và vỗ nhẹ vào lưng bé

- Massage vào vị trí lòng bàn chân cho bé nếu vỗ vào lưng không có tác dụng. Dùng ngón tay cáu và ngón trỏ kẹp chặt hoặc xoáy vào lòng bàn chân của bé để bé khóc lớn và tăng hô hấp.

- Nếu bé đã ọc lượng thuốc vừa uống ra nhưng nhịp thở vẫn chưa ổn định thì cần kịp thời hô hấp nhân tạo hoặc ấn tim bên ngoài lồng ngực cho bé. Đồng thời hãy gọi cấp cứu nếu bé có biểu hiển mặt mày tím tái.

- Trong trường hợp bé đã nôn hết thuốc đã uống ra ngoài, mẹ phải cho bé uống lại thuốc ngay. Nếu nửa tiếng sau khi uống thuốc bé mới nôn thì mẹ không cần cho bé uống thuốc lại nước. Nếu bé chỉ nôn một ít thì có thể cho bé uống lại sau 30 phút.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ cho bé uống thuốc khác nhau. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với bé nhà mình, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & XUẤT NHẬP KHẨU VINH PHÁT
Add: Số 72 Ngõ 318 Đường La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Tell: 0986.266.116 - Fax: 084 240 62752789
Email: vinhphatjsc.vn@gmail.com
Website: https://bebemarks.vn/

XEM THÊM: 

Xịt rửa mũi đúng cách để phòng ngừa Covid 19
Có nên sử dụng dụng cụ uống thuốc cho bé không?

 

Bài viết cùng chủ đề